Tại diễn đàn Công nghệ Năng lượng và Môi trường 2023. Các chuyên gia đã gợi ý đến các nguồn năng lượng tái tạo và công nghệ lưu trữ năng lượng. Những nguồn năng lượng này có thể được ứng dụng một cách hiệu quả để đáp ứng nhu cầu thực tế tại Việt Nam.
Trong bài phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng đã nhấn mạnh rằng việc phát triển công nghệ thân thiện môi trường. Đặc biệt là sử dụng năng lượng tái tạo, ngày càng trở nên quan trọng trong cơ cấu nguồn năng lượng của Việt Nam. Áp dụng những công nghệ năng lượng tiên tiến này không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng của đất nước. Mà còn giúp đa dạng hóa nguồn năng lượng, giảm thiểu rủi ro do tập trung vào một nguồn duy nhất. Và giảm phát thải khí nhà kính để chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu.
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh rằng các giải pháp chuyển đổi năng lượng sạch và bền vững đang đóng góp quan trọng trong việc giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch. Trong số các giải pháp này, năng lượng sạch, tái tạo, hệ thống pin lưu trữ và công nghệ tiết kiệm năng lượng được xác định là những ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển và áp dụng. Những công nghệ này không chỉ mang lại lợi ích về bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng một hệ thống năng lượng bền vững, an toàn và hiệu quả cho Việt Nam trong tương lai.
Tại diễn đàn, nhiều giải pháp công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng và môi trường đã được chia sẻ bởi các diễn giả đại diện cho các tổ chức và doanh nghiệp đến từ Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản. Các giải pháp này tập trung vào việc thay thế lò hơi đốt than bằng tuabin khí, tái chế pin năng lượng mặt trời và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc kiểm soát và chuyển đổi chất thải thành năng lượng.
Diễn giả Maruono Eri, đại diện công ty Hamada (Nhật Bản), đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ xử lý tấm pin năng lượng mặt trời. Theo dự báo, đến năm 2040, sẽ có khoảng 40 triệu tấm pin năng lượng mặt trời đã qua sử dụng, tương đương với 800.000 tấn tấm pin, sẽ được thải ra ngoài môi trường. Tuy nhiên, để giảm thiểu tác động tiêu cực của chúng đến môi trường, các công ty Nhật Bản đã đưa ra các giải pháp tái sử dụng và tái chế tấm pin mặt trời đã qua sử dụng.
Công nghệ xử lý đưa ra bởi công ty Hamada nhằm tách đồng thời khung nhôm và tấm màng EVA, lớp kính bảo vệ, và các vật liệu kim loại, giúp không bị lẫn chất trên bề mặt. Các tế bào quang điện sau khi được nghiền nhỏ sẽ loại bỏ các chất gây hại, góp phần giảm thiểu lượng chất thải được thải ra ngoài môi trường. Điều này giúp tạo ra môi trường sạch hơn và bền vững hơn trong việc sử dụng và tái chế tấm pin năng lượng mặt trời.
Các chuyên gia đã đề xuất việc tăng cường triển khai các chương trình nghiên cứu và phát triển công nghệ năng lượng tái tạo. Ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững, Bộ Công thương. Cho biết việc nâng cao tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 47% vào năm 2030 là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược Quy hoạch điện VIII. Mục tiêu này đề ra việc có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất và tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia). Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh tính bất định của việc sử dụng năng lượng tái tạo và đề xuất cần tạo ra các cơ chế khuyến khích dự án đầu tư, chuyển giao, tiếp nhận và ứng dụng hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.
Ông Nguyễn Đức Hoàng, Phó cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). Cũng nhấn mạnh rằng định hướng phát triển ngành công nghệ năng lượng là một trong những ưu tiên hàng đầu. Các doanh nghiệp có chứng nhận công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất pin, tấm pin năng lượng mặt trời… sẽ được hưởng những ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã ban hành nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, tập trung nghiên cứu và phát triển công nghệ mới về năng lượng như hydro, lưu trữ carbon và pin.
Theo số liệu từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nguồn điện năng lượng tái tạo, bao gồm điện gió và điện mặt trời. Đã đạt gần 20.700 MW đến cuối năm 2021, chiếm gần 30% tổng công suất đặt nguồn điện. Trong 4 tháng đầu năm, loại năng lượng này đã cung cấp gần 13,2 tỷ kWh, chiếm 15,4% lượng điện sản xuất toàn hệ thống. Trong đó, 70% tổng lượng này đến từ điện mặt trời và 30% từ điện gió. Tuy nhiên, nguồn năng lượng tái tạo vẫn phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Trung và miền Nam.
Trên đây là những tin tức về năng lượng tái tạo mà EMPower đã tổng hợp và cập nhật. Theo dõi chúng tôi để thường xuyên theo dõi những thông tin mới nhất về năng lượng tái tạo.
Nguồn: VnExpress
>>> Xem thêm các tin tức của EMPower: Trang tin tức của EMPower
EMPower là nhà thiết kế, lắp đặt năng lượng mặt trời uy tín hàng đầu. Với đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm thực tế. Các sản phẩm của EMP đều là sản phẩm chất lượng cao. Được nhập khẩu từ những thương hiệu uy tín trên thế giới. Tất cả đểu đạt các tiêu chuẩn quản lý kỹ thuật quốc tế như ISO, IEC,…
Bên cạnh đó, giá thành ở EMP luôn cạnh tranh, đảm bảo cho quyền lợi của khách hàng.
Liên hệ với chúng tôi ngay để nhận được tư vấn từ các chuyên gia:
- Hotline: 0867.851.699
- Website: https://emp.vn/
- Địa chỉ: Số 222 Lê Trọng Tấn, p Khương Mai, q Thanh Xuân, Hà Nội