Nguồn điện từ năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) đã thay thế cho việc sử dụng than và dầu. Giúp EVN tiết kiệm một khoản tiền đáng kể lên đến hàng chục nghìn tỉ đồng. Và điều đặc biệt ở trong Quy hoạch điện 8. Việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo cũng được xếp vào hàng đầu ưu tiên.
Quy hoạch điện 8 hướng đến năng lượng tái tạo
Kế hoạch phát triển nguồn điện quốc gia cho giai đoạn 2021 – 2030, cùng tầm nhìn xa đến năm 2050 (Quy hoạch điện 8). Đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua và nhấn mạnh quan điểm: ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng mới.
Trong hành trình chuyển đổi năng lượng của ngành điện. Việc giảm dần sử dụng năng lượng từ hóa thạch, và tiến xa hơn là hướng đến mục tiêu trung hòa lượng khí CO2 vào năm 2050. Đây là sự kế thừa và phát huy thành tựu của Quy hoạch điện 7 và các điều chỉnh của nó. Điều này thể hiện rõ ràng trong việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời.
EVN tiết kiệm được số tiền lớn nhờ năng lượng sạch
Trong bản báo cáo về kế hoạch điều hành hệ thống điện cho năm 2023. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ghi nhận những con số đáng chú ý. Trong năm 2022, tổng sản lượng điện được phát từ các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời và sinh khối đã đạt 35,647 tỷ kWh, chiếm 13,2% tổng sản lượng điện. Trong đó, riêng sản lượng điện từ nguồn mặt trời đã đạt 26,302 tỷ kWh, tăng thêm 723 triệu kWh so với năm 2021.
Ngược lại, sản lượng điện từ nhiệt điện than trong năm 2022 đã giảm xuống còn 105,173 tỷ kWh. Giảm đi 19,451 tỷ kWh so với năm 2021. Đáng chú ý là EVN tiết kiệm được chi phí đáng kể này là nhờ sự thay thế bằng điện mặt trời. Con số tiết kiệm được lên đến trên 20.000 tỷ đồng.
Dự báo của EVN cho biết giá than nhập khẩu trung bình trong năm dự kiến lên đến 330 USD/tấn. Dẫn đến tăng giá điện từ nhà máy nhiệt điện than nhập khẩu. Dự kiến mức giá sẽ dao động từ 3,537.21 – 4,230.4 đồng/kWh (tương đương khoảng 14.2 – 16.9 US cent/kWh). Nhằm giảm thiểu chi phí vận hành, EVN sẽ tăng việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. Dự kiến sản lượng điện từ các nguồn này sẽ đạt 37,238 tỷ kWh (tăng thêm 1,6 tỷ kWh so với năm 2022). Trong đó điện mặt trời đóng góp 26,54 tỷ kWh (tăng thêm 238 triệu kWh so với năm 2022). Điều này dự kiến sẽ tiết kiệm cho EVN khoảng 70,000 tỷ đồng trong năm nay.
Lợi ích năng lượng tái tạo mang lại
Nguồn năng lượng tái tạo không chỉ giúp cung cấp điện cho miền Bắc trong tình hình thiếu hụt nguồn điện và giá điện tăng cao. Năng lượng tái tạo còn góp phần giảm tác động đến môi trường.
Các chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu về năng lượng và không khí sạch (CREA) cùng Viện Kinh tế năng lượng và phân tích tài chính (IEEFA) đã ghi nhận những kết quả đáng kinh ngạc của sự phát triển điện mặt trời tại Việt Nam trong những năm gần đây. Điều đáng chú ý là việc này đã mang lại những lợi ích thiết thực. Giúp tiết kiệm tới 1,7 tỉ USD (tương đương 40.000 tỉ đồng), nhờ không còn phải sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Một điều đặc biệt nữa là Việt Nam đã tạo nên một thị trường năng lượng tái tạo, mở ra cơ hội phát triển mới mẻ. Các doanh nghiệp đã tích luỹ được năng lực và kinh nghiệm trong việc đầu tư và phát triển các giải pháp năng lượng sạch.
Thúc đẩy sự phát triển năng lượng tái tạo
Theo Quy hoạch điện 8, Việt Nam đã đặt ra mục tiêu thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các nguồn năng lượng sạch. Trong kế hoạch đến năm 2030, dự kiến có 50% các tòa nhà công sở và 50% ngôi nhà dân sẽ sử dụng điện mặt trời trên mái nhà để tự sản xuất và tiêu thụ. Và trong tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam hướng đến tỷ lệ năng lượng sạch lên đến 67,5 – 71,5%.
Đặc biệt, trong kế hoạch Quy hoạch điện 8. Việt Nam sẽ tạo ra một hệ thống sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo phát triển. Dự kiến vào năm 2030, sẽ có hai trung tâm công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng được hình thành. Bao gồm quy trình sản xuất, truyền tải và sử dụng điện. Cùng với việc phát triển ngành công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, xây dựng, lắp đặt và cung cấp các dịch vụ liên quan. Hệ thống này sẽ tập trung vào các khu vực tiềm năng như Bắc bộ, Nam Trung bộ và Nam bộ.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đặt mục tiêu phát triển các nguồn điện từ năng lượng sạch để phục vụ cho xuất khẩu. Với mục tiêu rõ ràng đến năm 2030. Quy mô công suất xuất khẩu điện dự kiến đạt khoảng từ 5.000 đến 10.000 MW.
Trong việc chuyển đổi và phát triển nguồn năng lượng. Quy hoạch điện 8 đã đặt mục tiêu xây dựng các trung tâm năng lượng tái tạo. Không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn hướng đến việc xuất khẩu điện. Điều này khá mới mẻ trong Quy hoạch 8 so với các kế hoạch trước. Đồng thời, Quy hoạch này còn đặt mục tiêu phát triển các nguồn dự trữ năng lượng, kế hoạch xây dựng các dự án thủy điện tiềm năng,…. Đây là các điểm quan trọng mới để bảo đảm an ninh năng lượng cho quốc gia.
Bên cạnh đó, Quy hoạch 8 cũng đã nêu rõ lộ trình giảm sử dụng điện than. Sau năm 2030, Việt Nam sẽ không xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện than mới. Điều này sẽ giúp Việt Nam thực hiện cam kết về biến đổi khí hậu. Đạt mục tiêu phát thải ròng bằng không (net zero) tại sự kiện COP26 và trong Tuyên bố chính trị về chuyển đổi năng lượng bền vững (JETP).
Đây là tin tức mới nhất liên quan đến điện mặt trời được EMPower tổng hợp và cập nhật. Theo dõi những thông tin mới nhất liên quan đến điện mặt trời tại đây!
Nguồn: Thanh Nien