Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực năng lượng mặt trời. Các công nghệ cũng không ngừng được cải tiến để phục vụ nhu cầu năng lượng cho toàn thế giới. Có thể kể đến như cải tiến công nghệ full cell thành công nghệ half cell trong các tấm pin mặt trời. Vậy công nghệ mới half cell này có tính năng vượt trội gì so với công nghệ truyền thống? Hãy cùng EMPower tìm hiểu và khám phá chủ đề thú vị này.
Công nghệ half cell
Công nghệ half cell là gì?
Công nghệ half cell hay còn được gọi là công nghệ nửa tế bào. Đây là một cải tiến đáng chú ý trong thiết kế và sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời. Half cell được tạo ra bằng cách chia cell truyền thống ra thành hai nửa bằng tia laser. Nhờ vậy, half cell sẽ có nhiều cell pin hơn gấp nhiều lần so với cell truyền thống, khoảng 120 cells. Điều này giúp cho các tấm pin mặt trời có hiệu suất và khả năng chuyển đổi cao hơn. Ngoài ra, mỗi nửa tế bào được chia ra này hoạt động độc lập. Nửa tế bào bên kia hiệu suất bị giảm thì nửa còn lại vẫn có thể hoạt động tối đa hiệu suất.
Ưu – nhược điểm của half cell
Ưu điểm của half cell:
- Hiệu suất chuyển đổi cao hơn: Như đã đề cập ở trên, việc chia thành hai nửa bằng tia laser giúp half cell có nhiều cell pin hơn. Giúp cho hiệu suất và khả năng chuyển đổi của tấm pin mặt trời cũng tăng lên.
- Tối ưu hóa quản lý nhiệt độ: Half cell giúp tản nhiệt hiệu quả hơn. Giúp giảm thiểu sự tác động của nhiệt độ quá cao đến hiệu suất của tấm pin. Điều này làm tăng tuổi thọ của tấm pin và duy trì hiệu suất ổn định.
- Hoạt động độc lập: Mỗi nửa tế bào pin được chia ra hoạt động độc lập. Điều này có lợi trong việc một trong hai nửa bị giảm hiệu suất thì nửa còn lại vẫn vận hành tốt.
- Khả năng chịu tải tốt hơn: Do có cấu trúc nửa tế bào độc lập. Công nghệ half cell cho phép tấm pin chịu tải tốt hơn và chống lại các tác động từ môi trường xung quanh.
Nhược điểm của half cell:
- Quy trình sản xuất phức tạp hơn: Việc chia tế bào thành nửa làm tăng độ phức tạp và kéo dài thời gian sản xuất.
- Chi phí cao: Do yêu cầu quy trình sản xuất phức tạp. Tấm pin half cell thường có giá thành cao hơn so với các tấm pin truyền thống.
Công nghệ full cell
Công nghệ full cell là gì?
Đây là phương pháp sản xuất pin mặt trời truyền thống. Đối với công nghệ này, mỗi tấm pin thường có 60 cells được mắc nối tiếp với nhau.
Ưu điểm của full cell:
- Giá thành thấp hơn: Công nghệ full cell thường có chi phí sản xuất thấp hơn so với half cell. Do nó không đòi hỏi các quy trình sản xuất phức tạp liên quan đến việc chia tế bào.
Nhược điểm của full cell:
- Hiệu suất chuyển đổi năng lượng thường thấp hơn so với công nghệ half cell.
- Khi một phần của pin bị giảm hiệu suất thì có thể dẫn đến giảm toàn bộ hiệu suất của tấm pin.
So sánh half cell và full cell
Hiệu suất chuyển đổi
Cả hai công nghệ đều có hiệu suất chuyển đổi năng lượng từ ánh sáng mặt trời hiệu quả. Tuy nhiên công nghệ half cell thường có hiệu suất cao hơn. Việc chia thành nửa tế bào giúp tối ưu hóa việc thu thập năng lượng, làm tăng hiệu suất tổng thể.
Chi phí
Công nghệ full cell thường có chi phí sản xuất thấp hơn do quy trình sản xuất đơn giản hơn. Trong khi đó, công nghệ half cell yêu cầu quy trình sản xuất phức tạp hơn, dẫn đến giá thành cao hơn.
Tuy nhiên, với phát triển của công nghệ. Trong tương lai, chi phí sản xuất tấm pin mặt trời half cell có thể giảm xuống.
Nên lựa chọn half cell hay full cell?
Việc lựa chọn pin mặt trời tích hợp half cell hay full cell tùy thuộc vào nhu cầu và mục tiêu của mỗi người.
Nếu bạn muốn hệ thống điện mặt trời của mình được tối ưu hóa nhất có thể, thì bạn nên lựa chọn half cell.
Còn nếu bạn muốn tối ưu chi phí hơn thì bạn nên lựa chọn full cell. Tuy full cell có hiệu suất không tối ưu bằng half cell. Nhưng nó vẫn đáp ứng hiệu quả yêu cầu để có thể vận hành tốt hệ thống năng lượng mặt trời.
Trên đây là những chia sẻ của EMPower về công nghệ half cell. Hy vọng sau bài viết này, các bạn có thể khám phá được nhiều hơn công nghệ pin mặt trời. Và có thể lựa chọn được hệ thống đáp ứng được nhu cầu của mình.
Tham khảo các công ty cung cấp pin năng lượng mặt trời uy tín tại đây!