Top những nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới

Trong tình hình khan hiếm nguồn năng lượng hóa thạch, cùng với tình trạng biến đổi ngày càng trở nên nghiêm trọng. Toàn thế giới đang ưu tiên chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. Và nguồn năng lượng tái tạo được khuyến khích sử dụng nhiều nhất là năng lượng mặt trời. Bài viết này, EMPower sẽ đưa các bạn đi khám phá top những nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới. Những nhà máy điện mặt trời này hầu như được đặt tại Trung Quốc và Ấn Độ. Với công suất lên đến hàng nghìn MW. 

Nhà máy điện mặt trời Bhadla – Ấn Độ (2245 MW)

Nhà máy điện mặt trời Bhadla - Ấn Độ
Nhà máy điện mặt trời Bhadla – Ấn Độ

Công viên năng lượng mặt trời Bhadla trải rộng trên tổng diện tích 5.783 ha ở làng Bhadla. Cách Jodhpur 220km trên đường Bap-Bhadla. 

Mục đích của dự án này là phát triển một nhà máy điện mặt trời 400MW tại Bhadla, Rajasthan. Nhà máy này sẽ phát điện bằng cách tận dụng nguồn năng lượng sạch từ mặt trời và bán lên lưới điện quốc gia. Ước tính sản xuất 732.874 MWh mỗi năm. 

Lưới điện NEWNE ở Ấn Độ chủ yếu là các nhà máy nhiệt điện đốt than. Do đó, hoạt động của dự án sẽ thay thế nguồn năng lượng hóa thạch. Điều này giúp giảm lượng lớn khí thải ra môi trường mỗi năm. 

Dự án còn có mục tiêu đấu nối lưới điện cho các hộ cận nghèo trên địa bàn. Đảm bảo cung cấp điện cho các hộ dân sinh sống trên địa bàn.

Huanghe Hydropower Hainan – Trung Quốc (2200 MW)

Huanghe Hydropower Hainan - Trung Quốc
Huanghe Hydropower Hainan – Trung Quốc

Đây là nhà máy điện mặt trời lớn thứ hai trên thế giới. Được đặt tại Thanh Hải, Trung Quốc. Dự án được phát triển và thuộc sở hữu của Công ty Phát triển Thủy điện Hoàng Hà. 

Dự án bao gồm một đường dây điện 800 kV dài gần 1.600 km để truyền tải điện về phía đông. Dự án nhà máy điện mặt trời này được cho là có giá 2,2 tỷ USD. Với mục tiêu đạt công suất 16.000 MW. Trong đó bao gồm 11.000MW điện mặt trời và 5.000 điện gió. 

Nhà máy điện mặt trời Pavagada – Ấn Độ (2050 MW)

Nhà máy điện mặt trời Pavagada - Ấn Độ
Nhà máy điện mặt trời Pavagada – Ấn Độ

Nhà máy điện mặt trời Pavagada, còn được gọi là Shakti Sthala được phát triển ở Pavagada, quận Tumkur. Cách thành phố Bengaluru, Karnataka, Ấn Độ khoảng 180km.

Nhà máy điện mặt trời 2.050MW được phát triển bởi Karnataka Solar Power Development Corporation (KSPDCL). Một liên doanh giữa Karnataka Renewable Energy Development (KREDL) và Solar Energy Corporation of India Limited (SECI).

Công viên năng lượng mặt trời Pavagada được chia thành tám phần với công suất 250MW mỗi phần. Tám phần được chia thành năm khối, mỗi khối 50MW. 

Dự án được đầu tư với chi phí ước tính lên đến 16,5 tỷ Rupee (2,5 tỷ USD). Đã được vận hành và đưa vào hoạt động từ tháng 12 năm 2019.

Nhà máy điện mặt trời Benban – Ai Cập (1650 MW)

Nhà máy điện mặt trời Benban - Ai Cập
Nhà máy điện mặt trời Benban – Ai Cập

Công viên năng lượng mặt trời Benban bao gồm 41 nhà máy điện trời được phát triển ở Benban, nằm ở tỉnh Aswan, Ai Cập. 

Dự án được giám sát bởi Cơ quan Năng lượng Mới và Tái tạo (NREA). Bao gồm một số nhà máy điện mặt trời nhỏ được phát triển bởi các công ty khác nhau.

41 nhà máy điện mặt trời sẽ được phát triển trên các khu đất có diện tích từ 0,3km² đến 1,0km². Mỗi nhà máy sẽ được trang bị các tấm pin quang điện (PV) gắn trên các khung cố định.

Nhà máy điện mặt trời Tengger Desert – Trung Quốc (1547 MW)

Nhà máy điện mặt trời Tengger Desert - Trung Quốc
Nhà máy điện mặt trời Tengger Desert – Trung Quốc

Nhà máy điện mặt trời Tengger Desert hiện nằm ở tỉnh Ninh Hạ phía tây bắc Trung Quốc. Trải dài trên diện tích 43 kilômét vuông, cung cấp cho Trung Quốc 1547 MW công suất phát điện năng lượng mặt trời. 

Thông tin về nhà máy điện mặt trời Tengger Desert của Trung Quốc khá ít. Bởi chi tiết về dự án này không được công bố rộng rãi.

Mohammed bin Rashid Al Maktoum – Dubai (1313 MW)

Mohammed bin Rashid Al Maktoum - Dubai
Mohammed bin Rashid Al Maktoum – Dubai

Mohammed bin Rashid Al Maktoum là nhà máy điện mặt trời có diện tích 77km2 ở Saih Al-Dahal. Cách thành phố Dubai khoảng 50 km về phía nam.

Dự án này bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2012. Và vẫn đang tiếp tục xây dựng để đạt mục tiêu công suất tối đa 3000 MW vào năm 2023. Dự án này đã góp phần đáng kể giảm thiểu khí carbon thải ra môi trường.

NP Kunta Ultra Mega – Ấn Độ (1200 MW)

NP Kunta Ultra Mega - Ấn Độ
NP Kunta Ultra Mega – Ấn Độ

Công viên năng lượng mặt trời NP Kunta Ultra Mega nằm trong khu vực rộng lớn ở huyện Anantapur, Ấn Độ. Với diện tích tổng cộng lên đến 32 km2. Khởi công từ năm 2016 với công suất ban đầu là 200 MW. Dự án đã nhanh chóng phát triển và mở rộng theo thời gian. NP Kunta Ultra Mega đã đạt công suất cao nhất lên đến 1.200 MW.

Noor Abu Dhabi – Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất  (1177 MW)

Noor Abu Dhabi - Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
Noor Abu Dhabi – Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Trang trại năng lượng mặt trời Noor Abu Dhabi đã đặt dấu ấn với công suất ấn tượng lên đến 1.177 MW. Và bắt đầu hoạt động thương mại từ tháng 6/2019. 

Nhà máy điện mặt trời này có hơn 3,2 triệu tấm pin quang điện được đặt rải rác trên một khu vực rộng khoảng 8km2. Với sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và quy mô lớn. Trang trại năng lượng mặt trời Noor Abu Dhabi đã đóng góp sản lượng lớn năng lượng cho hệ thống điện của thành phố Abu Dhabi.

Với mức sản xuất lên đến 1.117 MW, và chi phí đầu từ 860 triệu USD. Noor Abu Dhabi không chỉ cung cấp năng lượng tái tạo. Mà còn giúp giảm sự phụ thuộc vào việc sử dụng khí đốt tự nhiên để sản xuất điện. Điều này đóng góp rất lớn vào việc bảo vệ môi trường.

Trên đây là danh sách những nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới mà EMPower muốn gửi đến bạn. Thông qua đây, chúng ta có thể biết thêm về những hệ thống điện mặt trời với quy mô cực kỳ rộng lớn. Từ đó chúng ta có thể nhận thức sâu sắc hơn về sự phát triển của năng lượng mặt trời. Cũng như những lợi ích mà năng lượng mặt trời mang lại. 

Theo dõi thêm tin tức của EMPower tại đây!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *