Tìm hiểu về tấm pin mặt trời hai mặt – Bifacial

Hiện nay, nhu cầu sử dụng điện năng lượng mặt trời đang không ngừng tăng lên. Một trong những thiết bị quan trọng nhất của hệ thống điện mặt trời là tấm pin năng lượng mặt trời. Pin mặt trời có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của toàn bộ hệ thống. Chính vì vậy, các nhà sản xuất không ngừng nghiên cứu và cho ra những sản phẩm tiên tiến. Để có thể tận dụng tối đa nguồn năng lượng mặt trời. Đó là lý do tấm pin mặt trời hai mặt (Bifacial) ra đời. Bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công nghệ pin mặt trời mới, tấm pin năng lượng mặt trời hai mặt (bifacial).

Pin mặt trời hai mặt (Bifacial) là gì?

Pin mặt trời hai mặt (Bifacial)
Công nghệ mới – Bifacial

Các tấm pin mặt trời hai mặt có khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển đổi thành dòng điện bằng cả hai mặt pin. Điều này góp phần giúp nâng cao sản lượng điện mà pin cung cấp cho hệ thống. Khi lắp đặt mô-đun hai mặt trên bề mặt có khả năng phản xạ ánh sáng mạnh. Một số nhà sản xuất pin mặt trời hai mặt khẳng định rằng pin có thể tăng sản lượng điện lên đến 30%. 

Các tấm pin mặt trời này có nhiều kiểu thiết kế khác nhau. Một số pin được đặt trong khung, trong khi những loại pin lại không có khung bao quanh. Một số pin hai mặt có hai lớp kính, trong khi những tấm pin khác sử dụng tấm nền trong suốt. Hầu hết pin mặt trời hai mặt đều sử dụng tế bào đơn tinh thể, nhưng cũng có các thiết kế sử dụng tế bào đa tinh thể. Điểm chung là tất cả những kiểu thiết kế này là các tấm pin đều tạo ra công suất điện từ cả hai mặt.

Cách lắp đặt bifacial

Các tấm pin năng lượng mặt trời hai mặt có khung có thể dễ lắp đặt hơn pin mặt trời không khung. Bởi vì hệ thống giá đỡ đã được điều chỉnh phù hợp với các tấm pin thiết kế có khung. Hầu hết các nhà sản xuất loại pin mặt trời này đều cung cấp kẹp riêng để gắn liền với thương hiệu cụ thể của họ.

Đối với pin hai mặt không khung, các kẹp pin thường có bộ phận bảo vệ bằng cao su để bảo vệ kính. Và phải đặc biệt cẩn thận để tránh vặn chặt ốc vít quá mức và làm hỏng kính.

Các tấm pin năng lượng mặt trời này được lắp đặt càng nghiêng thì nó càng tạo ra nhiều năng lượng hơn vì đặc điểm hai mặt của nó. Các tấm pin hai mặt được gắn phẳng trên mái nhà ngăn chặn mọi ánh sáng phản xạ chiếu tới mặt sau của tế bào. Đó là lý do tại sao pin hai mặt hoạt động tốt hơn trên mái nhà thương mại bằng phẳng và mảng gắn trên mặt đất. Vì có nhiều không gian hơn cho ánh sáng phản xạ và phản chiếu về phía sau của pin.

Ưu – nhược điểm của bifacial

Ưu - nhược điểm
Ưu – nhược điểm

Ưu điểm

Hiệu suất vượt trội: Các tấm pin năng lượng mặt trời này hầu hết được sản xuất dựa trên các tế bào đơn tinh thể có hiệu suất cao. Kết hợp với khả năng thu thập và chuyển đổi năng lượng bằng cả hai mặt pin. Điều này giúp nâng cao hiệu suất của pin lên đến 30 – 40% so với loại pin mặt trời truyền thống. 

Tính bền vững cao: Nhờ được bảo vệ bên ngoài từ hai mặt bằng tấm kính cường lực có khả năng chống mưa đá, kháng tia tử ngoại, và chịu nhiệt độ cao. Nhờ đó các tấm pin năng lượng mặt trời này có độ bền và tuổi thọ khá cao.

Nhược điểm

Chi phí đầu tư khá cao: Tấm pin năng lượng mặt trời này đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu khá cao. Ước tính tương đối cao hơn khoảng 10% so với tấm pin mặt trời truyền thống.

Chi phí lắp đặt: Vì các tấm pin năng lượng mặt trời này có trọng lượng khá nặng. Dẫn đến việc vận chuyển và lắp đặt trở nên khó khăn hơn. Cần phải tốn nhiều sức lao động cũng như các thiết bị để hoàn thành lắp đặt.

Triển vọng của bifacial 

Năm ngoái, tổng giám đốc của Canadian Solar tại Bắc Mỹ, Vincent Ambrose đã chia sẻ với Solar Power World rằng pin năng lượng mặt trời hai mặt sẽ thực sự phát triển trong vài năm tới.

Chúng ta đang sống trong thời đại mà các nguồn năng lượng tái tạo đang dần thay thế nguồn điện truyền thống. Chính vì vậy, đối với những thiết bị có khả năng chuyển đổi với hiệu suất cao có tiềm năng vô cùng lớn. Mà bifacial là một trong những số đó dựa vào hiệu suất tối ưu. 

Các bạn vừa cùng EMPower tìm hiểu về tấm pin mặt trời hai mặt. Đây được coi là công nghệ pin mặt trời có hiệu suất cao. Giúp người dùng tận dụng được tối đa nguồn năng lượng mặt trời.

>>> Đọc thêm: 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *