Trong tình hình giá điện ngày càng leo thang, và ngày càng tăng cường nhận thức bảo vệ môi trường. Hệ thống điện mặt trời đang trở thành một giải pháp phổ biến và được khuyễn khích sử dụng. Tuy nhiên, việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Có rất nhiều sai lầm thường gặp khiến cho hệ thống hoạt động không hiệu quả hoặc gây ra các vấn đề kỹ thuật. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đề cập đến những sai lầm cần tránh khi lắp điện mặt trời. Nhằm giúp bạn hiểu rõ và đảm bảo rằng hệ thống của mình hoạt động một cách tối ưu và hiệu quả.
Nhầm lẫn giữa hệ thống điện mặt trời độc lập và hòa lưới
Năng lượng mặt trời sẽ chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng. Cho phép bạn sử dụng nguồn điện này mà không phải dựa vào lưới điện truyền thống. Nhiều người hiểu lầm rằng việc sử dụng điện mặt trời tức giúp họ hoàn toàn độc lập với lưới điện, nhưng thực tế không phải vậy.
Chúng ta cần phải phân biệt rõ hai phương pháp lưu trữ năng lượng từ hệ thống điện mặt trời:
- Lưu trữ năng lượng vào lưới điện: Đây là cách phổ biến và đơn giản hơn. Trong trường hợp này, khi hệ thống điện mặt trời sản xuất nhiều điện năng hơn so với nhu cầu của bạn, năng lượng dư thừa sẽ được đưa vào lưới điện. Công ty điện sẽ ghi nhận lượng điện này và cho phép bạn sử dụng lại khi bạn cần. Chẳng hạn vào ban đêm hoặc trong điều kiện thiếu nắng. Điều này giúp bạn tiết kiệm năng lượng và thậm chí có thể kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, bạn vẫn phụ thuộc vào lưới điện công cộng.
- Sử dụng bình hệ thống lưu trữ: Đây là sự lựa chọn độc lập hơn, bạn sẽ lưu trữ năng lượng từ hệ thống điện mặt trời vào bình ắc quy để sử dụng sau này. Điều này giúp bạn độc lập hoàn toàn khỏi lưới điện công cộng. Và việc sử dụng năng lượng mặt trời của bạn mà không bị gián đoạn, ngay cả khi bị cúp điện. Tuy nhiên, hệ thống này thường đòi hỏi một khoản đầu tư lớn hơn.
Việc lựa chọn một trong hai phương án này phụ thuộc vào mục tiêu và ngân sách của bạn. Cả hai đều có ưu điểm và hạn chế riêng, và quyết định cuối cùng nên dựa trên nhu cầu và tài chính của bạn.
Những yếu tố tác động
Hiệu suất
Hiệu suất pin mặt trời sẽ bị suy giảm hàng năm, với mức giảm khoảng 1%. Do đó, nếu bạn sử dụng tấm pin mặt trời có tuổi thọ khoảng 20-25 năm. Hệ thống pin của bạn có thể mất đi khoảng 20-25% hiệu suất so với ban đầu. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc lựa chọn và lắp đặt tấm pin mặt trời cần có tính toán cho sự giảm hiệu suất này. Để đảm bảo rằng hệ thống của bạn vẫn hoạt động hiệu quả trong suốt tuổi thọ của nó.
Khí hậu
Các tấm pin mặt trời được thiết kế với độ bền cao để chống chọi với tác động của thời tiết và khí hậu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tác động của khí hậu có thể khắc nghiệt hơn nhiều so với thiết kế ban đầu.
Vị trí mà bạn sống cũng có ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống mặt trời. Hầu hết các khu vực trên thế giới nhận được trung bình từ 4-6 giờ nắng mỗi ngày. Nếu số giờ nắng quá ít, hệ thống sẽ sản xuất không đủ năng lượng để cung cấp cho thiết bị điện.
Điện áp
Biến tần (inverter) của hệ thống điện mặt trời cùng bộ điều khiển sạc có giới hạn về điện áp đầu vào tối đa và tối thiểu. Việc thiết kế hệ thống cần phải cân nhắc mức điện áp này một cách thận trọng. Vì những yếu tố như nhiệt độ có thể gây ảnh hưởng đến điện áp và hiệu suất hoạt động của hệ thống.
Nếu không tuân thủ mức điện áp phù hợp, có thể dẫn đến sự cản trở trong hoạt động của hệ thống hoặc thậm chí gây hỏng hóc. Do đó, việc lựa chọn và cài đặt biến tần và bộ điều khiển sạc với mức điện áp phù hợp là rất quan trọng. Đảm bảo hệ thống mặt trời của bạn hoạt động ổn định và hiệu quả trong suốt thời gian sử dụng.
Kích cỡ tấm pin mặt trời
Tấm pin mặt trời cần có kích thước phù hợp để cung cấp đủ năng lượng để duy trì hoạt động của pin. Nhưng không nên quá lớn đến mức chúng bị quá tải.
Sự quá tải có thể gây hỏng pin mặt trời. Một số loại pin cần được sạc đầy thường xuyên để duy trì hoạt động tốt. Nếu để pin ở mức trống hoặc sạc một phần trong thời gian dài, điều này có thể gây hỏng pin mặt trời nhanh chóng.
Lắp đặt điện mặt trời nhưng không lên kế hoạch trước
Hầu hết tấm pin mặt trời được bảo hành trong khoảng từ 15-25 năm. Đây là một khoảng thời gian khá dài. Khi lên kế hoạch cho việc sử dụng hệ thống điện mặt trời, việc xem xét nhu cầu và mục tiêu năng lượng từ hiện tại cho đến tương lai rất quan trọng.
Bạn cần xem xét vị trí và không gian để lắp đặt hệ thống mặt trời. Suy nghĩ và lựa chọn kích thước tấm pin phù hợp với nhu cầu, và cân nhắc các yếu tố tác động đến hệ thống điện mặt trời. Việc này giúp đảm bảo rằng hệ thống của bạn sẽ hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy trong suốt thời gian dài.
Lắp đặt điện mặt trời chi phí quá cao
Các đơn vị cung cấp giải pháp năng lượng mặt trời là lựa chọn an toàn và đáng tin cậy khi bạn quyết định lắp đặt hệ thống điện mặt trời. Họ không chỉ cung cấp những giải pháp tối ưu cho nhu cầu của bạn. Họ còn chịu trách nhiệm về việc cung cấp thiết bị và lắp đặt hệ thống.
Đặc biệt, các đơn vị lắp đặt thường tính toán mức giá phù hợp với ngân sách của bạn. Tránh phát sinh chi phí cho những thiết bị không cần thiết. Chọn đơn vị lắp đặt uy tín có thể đảm bảo hệ thống năng lượng mặt trời của bạn sẽ hoạt động hiệu quả và bền bỉ.
Nhiều người có quan điểm rằng đầu tư tiền vào hệ thống điện mặt trời là một khoản chi phí lớn và có thể gây lãng phí. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đây là khoản đầu tư hợp lý khi xem xét khả năng sinh lời của hệ thống trong tương lai.
Tham khảo những công ty cung cấp giải pháp điện mặt trời tuy tín tại đây!
Các bạn vừa cùng EMPower tìm hiểu về những sai lầm cần tránh khi lắp điện mặt trời. Trước khi tiến hành lắp đặt hệ thống điện mặt trời, hãy tham khảo những ý kiến của các đơn vị lắp đặt. Hãy xem xét những lợi ích dài hạn và tầm quan trọng của việc đầu tư điện mặt trời.