Đông Nam Á thu về 100 tỷ USD từ năng lượng tái tạo

Việc chuyển đổi sang nguôn năng lượng tái tạo đang là xu hướng đồng thời cũng là nhiệm vụ của nhiều nước trên thế giới hiện nay. Dự kiến tại Đông Nam Á có thể thu về 100 tỷ USD từ năng lượng tái tạo vào năm 2030. 

Dự kiến Đông Nam Á thu về 100 tỷ USD từ năng lượng tái tạo năm 2030
Dự kiến Đông Nam Á thu về 100 tỷ USD từ năng lượng tái tạo năm 2030

Nội dung của báo cáo mới

Nếu nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng và thời tiết khắc nghiệt lại kéo đến, Đông Nam Á có thể mất đến 30% GDP vào năm 2050. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh sản xuất năng lượng tái tạo có thể tạo ra việc làm, đáp ứng nhu cầu năng lượng và giảm lượng khí thải. Giúp khu vực Đông Nam Á có thể vượt qua khó khăn này. 

Báo cáo mới này được công bố vào ngày 24/8 trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN. Được tổ chức bởi Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Báo cáo ADB có chủ đề “Sản xuất năng lượng tái tạo: Cơ hội cho Đông Nam Á”. Tập trung vào cách hỗ trợ sự phát triển của ngành sản xuất năng lượng sạch tại khu vực này. Nội dung báo cáo còn cung cấp hướng dẫn để các quốc gia tận dụng tiềm năng kinh tế và đồng thời giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Ý kiến của các lãnh đạo

Ông Ramesh Subramaniam, Tổng Vụ trưởng Nhóm các ngành của ADB. Ông nhấn mạnh rằng khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang đứng trước sự quyết định quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Đặc biệt là Đông Nam Á, các quốc gia này được coi là mặt trận quyết định.

Bà Helen Mountford, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Quỹ ClimateWorks. Bà đã đồng tình với quan điểm này của ông Ramesh Subramaniam và đồng thời nhấn mạnh: “Đông Nam Á, nơi sinh sống của 1/4 dân số thế giới. Có vị trí thuận lợi để trở thành khu vực dẫn đầu toàn cầu về sản xuất năng lượng sạch với môi trường kinh doanh sôi động và nguồn nhân tài dồi dào”. 

Bà còn chia sẻ thêm: “Đông Nam Á có thể tăng cường cung cấp các giải pháp năng lượng tái tạo đáng tin cậy. Và giá cả phải chăng cho người dân và cộng đồng khu vực cũng như quốc tế. Đồng thời tạo ra cơ hội việc làm mới tại địa phương”.

Bà Damilola Ogunbiyi, Giám đốc điều hành và Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Năng lượng bền vững cho tất cả mọi người (SEforALL). Bà đã chia sẻ rằng bằng cách tăng cường khả năng sản xuất năng lượng tái tạo. Các quốc gia Đông Nam Á có thể thúc đẩy sự gia tăng của GDP. Tạo ra việc làm và giảm lượng khí thải carbon trong hệ thống năng lượng, Điều này có ảnh hưởng tích cực đến cả tăng trưởng kinh tế và cuộc đua chống biến đổi khí hậu.

Dự đoán tương lai năng lượng tái tạo tại Đông Nam Á

Theo ADB, các lĩnh vực như sản xuất pin năng lượng mặt trời (PV), pin và xe điện 2 bánh đang phát triển ở Đông Nam Á. Dự kiến sẽ mang lại cơ hội doanh thu trong khoảng 90 – 100 tỷ USD vào năm 2030. Đồng thời, các ngành liên quan đến năng lượng sạch cũng dự kiến tạo ra khoảng 6 triệu việc làm vào năm 2050.

Tuy nhiên, khả năng tận dụng cơ hội này phụ thuộc vào các biện pháp chính sách cụ thể của từng quốc gia trong khu vực. Điều này bao gồm việc kích thích nhu cầu năng lượng tái tạo nội địa, đảm bảo tính cạnh tranh về chi phí. Và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh cũng như cải thiện khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu.

Trên đây là những tin tức về năng lượng tái tạo do EMPower tổng hợp và cập nhật. Nhìn chung, Đông Nam Á đang bước vào một giai đoạn quan trọng trong việc xây dựng tương lai năng lượng tái tạo của khu vực. Đồng thời, đóng góp tích cực vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Việc tận dụng cơ hội này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần vào mục tiêu bảo vệ môi trường.

Nguồn: Người đưa tin

>>> Xem thêm: Trang tin tức của EMPower

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *