Dự kiến lắp thêm điện mặt trời mái nhà tại các trụ sở công ở TP. HCM

Dự kiến vào tháng 9/2023, TP. Hồ Chí Minh sẽ chấp thuận kế hoạch. Và tiến hành triển khai việc cài đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà của các trụ sở cơ quan và đơn vị công lập.

Dự kiến lắp đặt thêm hệ thống điện mặt trời mái nhà tại các trụ sở công ở TP. Hồ Chí Minh
Dự kiến lắp đặt thêm hệ thống điện mặt trời mái nhà tại các trụ sở công ở TP. Hồ Chí Minh

Chương trình “Dân hỏi – Chính quyền trả lời”

Bà Nguyễn Thị Kim Ngọc, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh. Đã chia sẻ thông tin sau tại sự kiện “Dân hỏi – Chính quyền trả lời”. Với chủ đề xoay quanh “Cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh: Trách nhiệm – hành động”.

Tại chương trình “Dân hỏi – Chính quyền trả lời”. Khi được hỏi về việc TP. Hồ Chí Minh sẽ thực hiện việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên các trụ sở hành chính nhà nước. Và đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng dẫn của Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội. Bà Nguyễn Thị Kim Ngọc, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, đã có câu trả lời rằng: UBND TP. Hồ Chí Minh đã giao cho Sở Công Thương phối hợp cùng các Sở ngành khác. Để xây dựng Đề án sử dụng các tài sản công như mái nhà để triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà tại các trụ sở công. 

Đảm bảo an toàn khi triển khai điện mặt trời mái nhà tại các trụ sở công

Một số cử tri đã đặt câu hỏi về việc TP. Hồ Chí Minh đã xem xét đầy đủ các tác động tiềm ẩn của việc sử dụng hệ thống điện mặt trời hay chưa. Họ cũng quan tâm đến việc TP. Hồ Chí Minh đã có kế hoạch gì để đảm bảo đảm an toàn trong quá trình triển khai và lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Công Thương đã giải thích một cách đơn giản như sau: Tác động của hệ thống điện mặt trời đối với môi trường chủ yếu liên quan đến việc xử lý pin cũ sau khi chúng không còn sử dụng được nữa. Điều này đã được quy định rõ ràng trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Để đảm bảo việc xử lý chất thải này không gây hại cho môi trường. Chính phủ đã ban hành một quyết định vào năm 2022. Theo đó, các nhà sản xuất và nhập khẩu pin mặt trời phải thực hiện thu hồi và tái chế những sản phẩm cũ này. Để không gây tác động tiêu cực đến môi trường.

Khi triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời. Việc quan trọng là đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn về điện, phòng cháy và chữa cháy. Đồng thời, cần đảm bảo tính an toàn trong quá trình xây dựng. Đảm bảo thẩm mỹ, kiến trúc và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Thành phố sẽ có việc phân công rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan và đơn vị có liên quan trong Đề án.

Quản lý lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên địa bàn thành phố

Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Quản lý việc cài đặt hệ thống điện mặt trời cho hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh đã được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Cụ thể, những hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp muốn sử dụng hệ thống điện mặt trời phải đăng ký với ngành điện. Thông tin bao gồm vị trí đặt hệ thống, công suất ước tính, dây tải điện, và điểm đấu nối dự kiến. Ngành điện sẽ xem xét khả năng nối và truyền tải điện từ hệ thống mặt trời. Khi cả hai bên đồng tình, họ sẽ thỏa thuận về việc nối vào mạng điện chính.

Sau khi hoàn thành việc lắp đặt theo thỏa thuận ban đầu. Người đăng ký sẽ nộp hồ sơ tới ngành điện. Để thực hiện bước kiểm tra kỹ thuật, ký kết hợp đồng mua bán điện và đóng tiền điện để bắt đầu vận hành.

Ngành điện sẽ có trách nhiệm kiểm tra và theo dõi hoạt động vận hành của hệ thống điện mặt trời mái nhà. Trong trường hợp phát hiện vi phạm. Ngành điện sẽ tạm ngừng kết nối với hệ thống điện. Lập biên bản và báo cáo cho Bộ Công Thương để thực hiện xử lý theo quy định hiện hành.

Tiềm năng điện mặt trời mái nhà tại TP. Hồ Chí Minh

Theo thông tin từ Sở Công Thương, TP. Hồ Chí Minh có một lợi thế với lượng ánh sáng mặt trời lớn. Trung bình khoảng 1.581 kWh/m2/năm, và điểm cao nhất đạt 6,3 kWh/m2/ngày. Thành phố có số giờ nắng trung bình hàng tháng từ 100 đến 300 giờ và không bị gián đoạn. 

TP. Hồ Chí Minh có tiềm năng phát triển và sử dụng điện mái nhà vô cùng lớn, với khả năng lên đến khoảng 5.081 MWp. Trong đó, Sở Công Thương đã xác định 4 nhóm đối tượng tiềm năng sử dụng: Nhóm cơ quan hành chính chiếm 3,27%; nhóm sản xuất chiếm 31,28%; nhóm thương mại dịch vụ chiếm 3,1% và nhóm hộ gia đình chiếm 62,34%.

Dữ liệu từ Sở Công Thương cho thấy. Trên lãnh thổ TP. Hồ Chí Minh. Các trụ sở được quản lý bởi Nhà nước có tổng diện tích mái nhà lên tới hơn 1,2 triệu m2. Nếu lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên tất cả các mái nhà này. Thành phố có khả năng sản xuất từ 180 đến 200 triệu kWh điện mỗi năm. Hệ thống này sẽ cung cấp nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường. Đồng thời giúp giảm hiệu ứng nhà kính, giảm khí CO2 thải ra môi trường. Đồng thời, nó cũng đóng góp không nhỏ vào việc giảm áp lực cung cấp điện trong tương lai.

Trên đây là thông tin về điện mặt trời mái nhà tại thành phố Hồ Chí Minh do EMPower tổng hợp. Cho biết TP. Hồ Chí Minh sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà tại các trụ sở công trong tháng 9/2023. Để cập nhật thêm nhiều tin tức mới về ngành năng lượng trong và ngoài nước. Hãy theo dõi kênh tin tức của EMPower tại đây!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *