Lỗi thường gặp ở inverter điện mặt trời và cách khắc phục

Hệ thống điện mặt trời đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho người dùng và bảo vệ môi trường. Một trong những thành phần không thể thiếu trong hệ thống điện mặt trời có thể kể đến là inverter. Đây là thành phần có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của toàn bộ hệ thống. Chính vì vậy, để đảm bảo người dùng duy trì được nguồn điện hiệu quả, inverter cần hoạt động năng suất. Tuy nhiên, không ít những trường hợp inverter gặp sự cố trong quá trình vận hành. Bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lỗi thường gặp ở inverter điện mặt trời và cách khắc phục.

Những dấu hiệu cho thấy inverter bị lỗi

Những dấu hiệu cho thấy inverter bị lỗi
Những dấu hiệu cho thấy inverter bị lỗi

Ở nước ta hầu hết các thiết bị điện đều tương thích với dòng điện xoay chiều. Tuy nhiên tấm pin năng lượng mặt trời hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển hóa thành dòng điện một chiều. Đây là lúc inverter phát huy công dụng của mình, chuyển hóa dòng điện một chiều thành xoay chiều. 

Nếu inverter bị lỗi thì hệ thống không thể chuyển hóa thành dòng AC để có thể cung cấp cho các thiết bị điện. Dẫn đến người dùng không thể sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời. 

Tham khảo những yếu tố sau để nhận biết inverter gặp sự cố:

Hóa đơn tiền điện cao đột ngột

Một trong những dấu hiệu của sự cố inverter là tăng đột ngột trong hóa đơn tiền điện. Khi inverter hoạt động không đúng cách hoặc gặp sự cố. Hệ thống năng lượng mặt trời không thể chuyển đổi thành dòng điện một cách hiệu quả. Điều này dẫn đến việc phải tiêu thụ nhiều điện năng từ lưới điện, dẫn đến hóa đơn tiền điện tăng lên đáng kể.

Màn hình báo lỗi

Hầu hết các inverter hiện nay đều được trang bị màn hình hiển thị thông tin trạng thái. Một dấu hiệu rõ ràng của inverter bị lỗi là khi màn hình này hiển thị thông báo lỗi hoặc mã lỗi. Thông qua màn hình này, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết sự cố và xác định nguyên nhân.

Không lên đèn

Khi inverter gặp sự cố nghiêm trọng, nó có thể không hoạt động hoặc không thể khởi động. Điều này dẫn đến việc hệ thống năng lượng mặt trời không thể cung cấp điện năng cho các thiết bị điện của bạn. Nếu bạn nhận thấy Đèn không sáng hoặc nhấp nháy liên tục trên inverter, đó có thể là dấu hiệu của inverter gặp sự cố.

Pin lưu trữ không được sạc

Nếu hệ thống năng lượng mặt trời của bạn có pin lưu trữ. Một dấu hiệu cho thấy inverter bị lỗi là pin lưu trữ không được sạc đầy hoặc không hoạt động đúng cách. Inverter chịu trách nhiệm điều khiển quá trình sạc và giải phóng năng lượng vào pin lưu trữ. Nếu pin không nhận đủ năng lượng, hệ thống có thể đang gặp sự cố và không thể cung cấp nguồn năng lượng dự phòng khi cần thiết.

Bị ngắt kết nối

Khi inverter không thể kết nối với bất cứ thiết bị nào trong khác hệ thống điện mặt trời. Đây có thể là dấu hiệu của inverter đang gặp sự cố, cần được kiểm tra và bảo dưỡng.

Lỗi thường gặp ở inverter điện mặt trời và cách khắc phục

Lỗi thường gặp ở inverter điện mặt trời và cách khắc phục
Lỗi thường gặp ở inverter điện mặt trời và cách khắc phục

Inverter không lên nguồn

Khi Inverter của bạn gặp sự cố không lên nguồn, nguyên nhân có thể đến từ nhiều phía khác nhau.

Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là do Inverter bị lỗi hoặc do pin năng lượng mặt trời. Để xác định xem lỗi có xuất phát từ nguyên nhân này hay không. Bạn nên kiểm tra tấm pin mặt trời xem chúng có hoạt động bình thường không. Đồng thời, kiểm tra đường dây điện từ tấm pin đến Inverter có bị đứt hoặc hỏng không. Nếu phát hiện sự cố ở một trong hai điều này, thì việc Inverter không lên nguồn là hiển nhiên.

Một nguyên nhân khác có thể là các tiếp điểm hoặc đầu nối giữa Inverter và tấm pin bị lỏng lẻo. Trong trường hợp này, bạn cần kiểm tra kỹ các kết nối và đảm bảo chúng chắc chắn. Nếu có bất kỳ sự lỏng lẻo nào, hãy thử vặn chặt lại chúng.

Ngoài ra, bạn hãy thử kiểm tra xem các đường mạch trong Inverter có bị đứt hoặc hỏng không. Điều này có thể yêu cầu kiến thức kỹ thuật hơn, nhưng nếu phát hiện sự cố nào đó, bạn cần tiến hành sửa chữa hoặc thay thế các đường mạch bị hỏng.

Inverter bị lỗi công suất

Lỗi công suất của inverter có nguyên nhân bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. 

Nguyên nhân chính có thể bắt nguồn từ inverter hoạt động ở mức công suất quá cao so với khả năng chịu đựng của nó. Điều này có thể xảy ra khi bạn kết nối quá nhiều thiết bị hoặc tải điện vào Inverter mà công suất của nó không đủ. Để khắc phục, hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng Inverter ở mức công suất được đề xuất và không vượt quá giới hạn của nó.

Sử dụng Inverter liên tục trong thời gian dài có thể làm cho nhiệt độ inverter tăng lên và ảnh hưởng đến hiệu suất của nó. Hãy thử giảm thời gian hoạt động liên tục của Inverter để giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc.

Các linh kiện bên trong Inverter có thể bị oxy hóa hoặc hỏng hóc theo thời gian. Đặc biệt đối với Inverter hoạt động trong điều kiện môi trường khắc nghiệt hoặc không được bảo dưỡng định kỳ. Để khắc phục, bạn nên theo dõi và kiểm tra hệ thống thường xuyên. Nếu phát hiện dấu hiệu hỏng hóc hoặc oxy hóa, hãy nhanh chóng khắc phục.

Inverter chập chờn

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng Inverter hoạt động chập chờn là sự cố trong bo điều khiển. Nếu sự cố này xảy ra thì bạn nên thay bo điều khiển. 

Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra kỹ các mối nối và dây kết nối. Các dây có thể bị đứt hoặc jack kết nối có thể bị tuột hoặc lỏng. Điều này có thể gây ra sự gián đoạn trong việc truyền tín hiệu và làm cho Inverter hoạt động không ổn định. 

Inverter bị lỗi quạt

Khi Inverter của bạn gặp sự cố về quạt, một cách khắc phục phổ biến là thay thế quạt cho inverter. Quạt trong Inverter đóng vai trò quan trọng trong việc làm mát các linh kiện và đảm bảo hoạt động ổn định. Khi quạt bị hỏng hoặc ngừng hoạt động, nhiệt độ bên trong Inverter có thể tăng lên, gây nguy cơ cho hiệu suất và tuổi thọ của thiết bị. Do đó, việc thay thế quạt một cách nhanh chóng là cách tốt nhất để khắc phục vấn đề này.

Khi nào nên thay thế inverter năng lượng mặt trời?

Khi nào nên thay thế inverter năng lượng mặt trời?
Khi nào nên thay thế inverter năng lượng mặt trời?

Bạn có thể lựa chọn thay thế thiết bị inverter khi hết hạn. Tuy nhiên, thiết bị này vẫn có thể hoạt động được ngay cả khi đã đạt đến tuổi thọ của nó. Vì vậy khi cảm thấy hệ thống điện mặt trời của mình có dấu hiệu suy giảm hiệu suất. Hãy kiểm tra tất cả các thiết bị và dây nối xem chúng còn hoạt động hiệu quả không. Nếu ngay cả pin mặt trời và các thiết bị khác đều đảm bảo hoạt động tốt. Bạn hãy cân nhắc đến việc bảo trì hoặc thay thế thiết bị inverter

Các bạn vừa cùng EMPower tìm hiểu về những lỗi thường gặp ở inverter điện mặt trời. Khi đã nhận biết được những lỗi cụ thể và nguyên nhân gây ra, các bạn có thể biết những hướng xử lý. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến nghị các bạn nên nhờ sự trợ giúp từ các chuyên gia khi có bất cứ sự cố nào xảy ra đối với hệ thống điện mặt trời. Điều này đảm bảo an toàn cho người sử dụng và hệ thống điện mặt trời. 

Tham khảo những hãng inverter hybrid tốt nhất hiện nay tại đây!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *